Diễn đàn ISO xin nói về việc áp dụng Takt Time hiệu quả, với bài học thành công từ một doanh nghiệp trong ngành. Takt time là gì? Nhịp sản xuất (Takt time) là một khái niệm quan trọng trong sản xuất tinh gọn, xuất phát từ ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Nó được hiểu như thời gian cần thiết để hoàn thành một sản phẩm hoặc một công đoạn sản xuất trong một chu kỳ nhất định để đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng. Takt time không chỉ đơn thuần là phép đo thời gian, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo sự cân bằng hoàn hảo giữa nhu cầu thực tế và khả năng sản xuất. Nó xác lập một tiêu chuẩn thời gian thiết yếu để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một công đoạn sản xuất trong một chu kỳ nhất định, được tính toán dựa trên nhu cầu sản phẩm hàng ngày và tổng thời gian làm việc thực tế. Đảm bảo sản xuất đúng tiến độ Takt time giúp doanh nghiệp xác định tốc độ cần thiết để hoàn thành một sản phẩm hoặc một công đoạn sản xuất trong một chu kỳ nhất định, từ đó lập kế hoạch sản xuất hợp lý, theo dõi tiến độ và đảm bảo sản phẩm được hoàn thành đúng thời hạn. Việc tuân thủ Takt time giúp doanh nghiệp tránh tình trạng sản xuất quá tải hoặc thiếu hụt sản phẩm, đảm bảo nguồn cung ổn định và đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Nâng cao hiệu quả sản xuất Takt time thúc đẩy lực lượng lao động làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu lãng phí thời gian và tối ưu hóa quy trình. Áp dụng chỉ số này giúp loại bỏ các hoạt động không cần thiết, giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất, từ đó tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cân bằng nhu cầu sản xuất và nhu cầu thị trường Takt time giúp doanh nghiệp điều chỉnh tốc độ sản xuất phù hợp với biến động của nhu cầu thị trường. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tránh tình trạng sản xuất dư thừa hoặc thiếu hụt sản phẩm, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa chi phí lưu kho. Phát hiện sớm sai lệch và cải tiến liên tục Takt time giúp theo dõi sát sao tiến độ sản xuất, nhận diện ngay lập tức khi quy trình bị chậm trễ hoặc vượt quá thời gian cho phép. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh, cân bằng và tối ưu hóa quy trình để đảm bảo sản xuất đúng tiến độ. Chỉ số này như là một công cụ hữu ích để phát hiện sớm các vấn đề trong quy trình sản xuất, từ đó triển khai Kaizen (hoạt động cải tiến liên tục) để khắc phục vấn đề, nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa quy trình. Thiết lập hệ thống sản xuất tinh gọn, linh hoạt Takt time đóng vai trò chỉ đạo, điều phối nhịp nhàng các hoạt động sản xuất, tạo nên dòng chảy thông suốt từ đầu đến cuối quy trình. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh nhạy với những biến động của thị trường, điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả nhất. Takt time là một trong ba nguyên tắc cốt lõi của Just in Time (JIT) – hệ thống sản xuất tinh gọn. Việc tuân thủ chỉ số đo lường này giúp đảm bảo lượng hàng sản xuất luôn phù hợp với nhu cầu thực tế, tránh lãng phí và tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống JIT. >>Xem Thêm: Ma trận BCG là gì LỢI ÍCH CỦA NHỊP SẢN XUẤT TAKT TIME Chúng tôi xin được đưa ra những lợi của takt time để bạn biết được. Chúng bao gồm một số lợi ích như: Hiệu quả tối ưu: Một khi được thiết lập và chạy thì nhịp sản xuất khá dễ dàng để đo lường. Các nhà sản xuất khi áp dụng việc sản xuất tinh gọn sẽ sử dụng công cụ này để đảm bảo loại bỏ đi được các lãng phí ra khỏi quy trình. Ví dụ như thời gian kiểm tra, nguồn nguyên liệu được sử dụng hiệu quả hơn. Gia tăng khả năng hiển thị: Đây là một trong những lợi ích khá lớn của nhịp sản xuất chính là gia tăng khả năng hiển thị cho người điều hành dây chuyền sản xuất và người giám sát của họ. Với Với mỗi giai đoạn được chia nhỏ, quá trình xây dựng trở nên rất trực quan.