Loading...

Chứng nhận SOC 2 là gì ? Các bước xây dựng áp dụng tiêu chuẩn SOC 2

Thảo luận trong 'Mua và bán linh tinh' bắt đầu bởi sqccertificationvn, 11/7/25 lúc 15:16.

  1. sqccertificationvn

    sqccertificationvn Member

    Tham gia ngày:
    26/6/25
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    7
    Giới tính:
    Nam
    Web:
    SOC 2 (viết tắt của Service Organization Control 2) là một tiêu chuẩn kiểm toán do AICPA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Hoa Kỳ) phát triển, nhằm đánh giá mức độ kiểm soát nội bộ của các tổ chức cung cấp dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin và điện toán đám mây. Việc doanh nghiệp xây dựng và áp dụng thành công hệ thống SOC 2 được coi như là bước thành công ban đầu trong việc bảo mật dữ liệu thông tin bài bản. Bài viết này, SQC Certification xin chia sẻ cho bạn về các bước xây dựng áp dụng tiêu chuẩn SOC 2 bài bản nhất.

    TIÊU CHUẨN SOC LÀ GÌ?

    SOC hay Báo cáo về kiểm soát rủi ro (Service Organsation Control) là các tiêu chí để quản lý dữ liệu khách hàng, được Viện Kế toán Công Chứng Hoa Kỳ (AICPA) ra mắt vào năm 2011, dựa trên năm “nguyên tắc dịch vụ tin cậy”.

    Chứng nhận SOC là chứng nhận về mức độ tuân thủ của một nhà cung cấp thông qua hệ thống và quy trình hiện có dựa trên 5 nguyên tắc tin cậy mà SOC đưa ra.

    Bộ tiêu chuẩn SOC có chia ra làm 3 loại là SOC 1, SOC 2 và SOC 3 để giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn AICPA, xây dựng lòng tin và đảm bảo tuân thủ quy định.


    Tuân thủ SOC 2 là gì?

    SOC 2 (viết tắt của Service Organization Control 2) là một tiêu chuẩn kiểm toán do AICPA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Hoa Kỳ) phát triển, nhằm đánh giá mức độ kiểm soát nội bộ của các tổ chức cung cấp dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin và điện toán đám mây. Bộ tiêu chuẩn SOC2 có bao gồm 5 nguyên tắc để đánh giá độ tin cậy về dịch vụ quản lý dữ liệu khách hàng. Mục tiêu của SOC2 là đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ quản lý dữ liệu sẽ bảo mật cả thông tin của công ty lẫn khách hàng của công ty đó.

    Tiêu chuẩn SOC 2 có đưa ra một khuôn khổ bảo mật và hoạt động kiểm tra xem công ty và tổ chức của bạn có tuân thủ các yêu cầu của SOC 2 hay không. SOC 2 xác định các yêu cầu để quản lý và lưu trữ dữ liệu khách hàng dựa trên năm Tiêu chí dịch vụ tin cậy (TSC):
    • Bảo vệ
    • Khả dụng
    • Xử lý toàn vẹn
    • Bảo mật
    • Sự riêng tư
    TỔ CHỨC NÀO CẦN CHỨNG NHẬN SOC 2

    Chứng nhận SOC 2 được xây dựng dành riêng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan đến việc xử lý, lưu trữ hoặc quản lý dữ liệu khách hàng – đặc biệt phổ biến trong ngành công nghệ và các dịch vụ số. Những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dưới đây là đối tượng điển hình nên xem xét áp dụng hoặc đạt được chứng nhận SOC 2:
    • Các công ty cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)
    • Nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
    • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ IT, BPO hoặc xử lý dữ liệu thuê ngoài
    • Các công ty công nghệ tài chính, ngân hàng số và bảo hiểm
    • Các startup đang tìm kiếm đối tác chiến lược hoặc gọi vốn đầu t
    Việc sở hữu chứng nhận SOC 2 từ sớm giúp các công ty khởi nghiệp xây dựng uy tín với khách hàng và nhà đầu tư, đồng thời tạo lợi thế trong quá trình thẩm định năng lực (due diligence).

    Các bước xây dựng áp dụng tiêu chuẩn SOC 2
    BƯỚC 1: Xác định phạm vi đánh giá (Scope)

    Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành xác định rõ phạm vi dịch vụ của mình sẽ tiến hành áp dụng SOC 2. Khác với các bộ tiêu chuẩn ISO khác thì tiêu chuẩn SOC 2 không nhất thiết phải là toàn bộ tổ chức mà có thể chỉ là một hệ thống hay dịch vụ cụ thể nào đó.

    Việc xác định phạm vi đánh giá (scope) có thể giúp tổ chức của bạn chọn ra được loại báo cáo phù hợp. Hiện nay tiêu chuẩn SOC 2 sẽ có 2 loại báo cáo:
    • Type I – đánh giá thiết kế kiểm soát tại một thời điểm
    • Type II – đánh giá thiết kế & hiệu quả vận hành trong 3–6 tháng

    BƯỚC 2: Phân tích rủi ro amp; lựa chọn nguyên tắc áp dụng
    Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần phân tích rủi ro cũng như lựa chọn nguyên tắc để áp dụng cho phù hợp. Thông thường các tổ chức hiện nay có thực hiện áp dụng theo 5 nguyên tắc TSC bao gồm:
    1. Security (bắt buộc)
    2. Availability
    3. Processing Integrity
    4. Confidentiality
    5. Privacy
    Việc phân tích tốt các rủi ro cũng như xác định các biện pháp kiểm soát phù hợp cho từng nguyên tắc để thực hiện áp dụng sao cho phù hợp nhất.

    BƯỚC 3: Thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ
    Tổ chức của bạn cần lên kế hoạch thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ thật sự thành công. Việc này bao gồm có việc thiết lập chính sách, quy trình cũng như chọn công cụ thật sự phù hợp. Một số công cụ kiểm soát nội bộ có tể kể đến như: Quản lý truy cập, giám sát hệ thống, ghi log, sao lưu – khôi phục, Phản ứng sự cố, đào tạo nhân viên, phân quyền dữ liệu

    Văn bản hóa đầy đủ chính sách: security policy, access control policy, incident response plan,…

    BƯỚC 4: Thực thi amp; thu thập bằng chứng kiểm toán
    Tại bước này tổ chức của bạn tiến hành thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát, đảm bảo ghi lại bằng chứng như: truy cập log, báo cáo sao lưu, biên bản xử lý sự cố, bảng phân quyền vvv.

    Với những tổ chức áp dụng SOC 2 loại 2 thì tiến hành đánh giá giám sát từ 3-6 tháng để đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả nhất.

    BƯỚC 5: Kiểm toán bởi bên thứ ba (CPA firm)
    Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần phải chọn lựa một tổ chức đánh giá được công nhận về đánh giá hệ thống mà doanh nghiệp đã áp dụng.

    BƯỚC 6: Nhận báo cáo SOC 2 chính thức
    Với những tổ chức đạt yêu cầu thì tổ chức đó sẽ được cấp Báo cáo SOC 2. Vói báo cáo này tổ chức của bạn có thể chia sẻ với bên khách hàng đối tác nhằm chứng minh năng lực bảo mật cũng như tuân thủ của mình một cách hiệu quả.

    BƯỚC 7: Duy trì và cải tiến hệ thống kiểm soát
    Với loại báo cáo SOC 2 loại 2 thì định kì hàng năm sẽ cần đánh giá giám sát định kì. Tổ chức cần tiếp tục cập nhật quy trình, huấn luyện nhân viên cùng với các ứng dụng công nghệ bảo mật để bảo vệ hệ thống luôn được đáp ứng yêu cầu.

    Thời gian triển khai SOC 2
    • Chuẩn bị nội bộ & thiết kế hệ thống: 2–4 tháng
    • Giai đoạn thu thập bằng chứng (Type II): 3–6 tháng
    • Kiểm toán và cấp báo cáo: 1–2 tháng
    Hãy để SQC Certification Vietnam giúp doanh nghiệp bạn chạm tới những tiêu chuẩn quốc tế một cách chuyên nghiệp và bền vững.