Loading...

Heijunka: Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất, Đáp Ứng Nhu Cầu Khách Hàng

Thảo luận trong 'Mua và bán linh tinh' bắt đầu bởi diendaniso321, 26/4/25 lúc 19:59.

  1. diendaniso321

    diendaniso321 Member

    Tham gia ngày:
    Thứ sáu
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    7
    Giới tính:
    Nam
    Diễn đàn ISO chia sẻ cách Heijunka giúp bạn nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và xây dựng lợi thế cạnh tranh.
    [​IMG]

    TỔNG QUAN VỀ HEIJUNKA

    Cân bằng chuyền Heijunka, còn gọi là Line Balancing hay Production Leveling là phương pháp bố trí lưu lượng sản xuất và chủng loại sản phẩm ổn định theo thời gian nhằm giảm thiểu sự đột biến trong khối lượng công việc tại mỗi công đoạn sản xuất theo sự thay đổi về yêu cầu của khách hàng. Để áp dụng công cụ cân bằng chuyền, người điều tiết sản xuất cần biết công suất và tốc độ thực hiện chính xác ở từng công đoạn.

    Cân bằng chuyền sản xuất theo loại sản phẩm

    Tương tự như cân bằng theo lượng, hình thức này chỉ khác đó là doanh nghiệp phải tạo ra một kế hoạch để phân cấp sản xuất dựa trên nhu cầu trung bình cho từng loại sản phẩm khác nhau mỗi ngày.

    Ví dụ: Thay vì lắp ráp tất cả loại sản phẩm A vào buổi sáng và B vào buổi chiều, doanh nghiệp có thể chia nhỏ lượng A,B phù hợp trong ngày. Như vậy nếu có bất thường xảy ra, doanh nghiệp không bị tồn kho quá nhiều sản phẩm A/B so với nhu cầu thực tế.

    Cân bằng chuyền sản xuất theo số lượng

    Đối với công ty có lượng đơn đặt hàng không ổn định, cần điều chỉnh quy trình làm việc để đáp ứng được nhu cầu. Lúc này, áp dụng cân bằng chuyền Heijunka sẽ giúp cân bằng sản xuất theo số lượng bằng cách trung bình hóa lượng đơn hàng mà bạn nhận được.

    Ví dụ: sản xuất xe oto 1 tuần với số lượng trung bình 500 xe dao động như sau:

    Thứ 2: 50 xe

    Thứ 3: 100 xe

    Thứ 4: 200 xe

    Thứ 5: 50 xe

    Thứ 6: 100 xe

    Ứng dụng Heijunka, doanh nghiệp có thể thiết lập một luồng công việc ổn định và xử lý 100 xe mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu trung bình vào cuối tuần. Như vậy, quá trình sản xuất sẽ được ổn định, liên tục, không bị áp lực nếu có lượng đơn hàng tăng đột biến.
    [​IMG]
    HEIJUNKA THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI NÀO?
    Chúng ta cùng lấy một ví dụ: Tại một nhà máy sản xuất thường gặp tình huống: 1 tháng có 200 đơn hàng, nhưng tháng sau chỉ còn lại 100. Với sự thay đổi liên tục như vậy làm cho nhà máy khó sắp xếp. Có lúc phải tăng ca, có lúc ngồi chơi. Điều này gây ra rất nhiều lãng phí.

    Khi gặp phải những vấn đề như vậy thì sử dụng công cụ HEIJUNKA để giải quyết vấn đề này.

    Tóm lại Heijunka được sử dụng khi:
    Doanh nghiệp đối mặt với nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục
    Heijunka giúp “làm phẳng” các biến động trong đơn hàng bằng cách phân bổ sản xuất đều đặn theo thời gian. Điều này rất hữu ích khi nhu cầu thị trường không ổn định, nhiều loại sản phẩm, và số lượng thay đổi thường xuyên.

    Trong các dây chuyền sản xuất quy mô vừa và lớn
    Khi khối lượng công việc lớn, nhiều loại sản phẩm, và nguồn lực phức tạp (máy móc, nhân sự…), Heijunka giúp điều phối sản xuất hợp lý, tránh tình trạng quá tải hay dư thừa.

    Khi doanh nghiệp muốn giảm tồn kho và sản xuất dư thừa
    Heijunka hạn chế việc sản xuất theo lô lớn, từ đó giảm tồn kho, tối ưu chi phí lưu kho và tránh lãng phí do sản xuất thừa.
    Khi cần tối ưu hóa hiệu suất và sự linh hoạt
    Trong môi trường sản xuất đa dạng sản phẩm, Heijunka giúp lên kế hoạch sản xuất linh hoạt mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao, đồng thời nâng cao khả năng đáp ứng các đơn hàng gấp hoặc đặc biệt.

    Khi doanh nghiệp muốn ổn định nguồn lực (nhân công, thiết bị)
    Heijunka giúp cân bằng khối lượng công việc mỗi ngày, tránh tình trạng tăng ca, dừng máy hay gián đoạn sản xuất do thay đổi đột ngột.
    >>Xem thêm: lead time là gì?
    [​IMG]
    VỊ TRÍ CỦA HEIJUNKA TRONG MÔ HÌNH CẢI TIẾN NĂNG SUẤT
    Heijunka – hay còn gọi là Cân bằng sản xuất / Cân bằng chuyền, là một công cụ cốt lõi trong Lean Manufacturing với vai trò giảm biến động, phân phối khối lượng công việc đồng đều theo thời gian. Điểm bắt đầu của chuỗi giá trị Lean. Mỗi cải tiến bắt đầu từ nhận diện vấn đề hoặc cơ hội.

    Heijunka không hoạt động đơn lẻ, mà là một công cụ trung tâm kết nối với nhiều yếu tố trong hệ thống Lean, tạo ra một dòng sản xuất nhịp nhàng – ổn định – hiệu quả.
    Heijunka liên kết chặt chẽ với:
    Takt time: Heijunka điều chỉnh kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp với tốc độ yêu cầu của khách hàng.
    Kanban: Hỗ trợ kiểm soát dòng nguyên vật liệu và điều độ sản xuất phù hợp với kế hoạch Heijunka.
    Standard Work: Đảm bảo từng công đoạn sản xuất đều được cân bằng và đồng bộ.
    Kaizen: Heijunka cung cấp nền tảng ổn định để liên tục cải tiến.