Triển khai hệ thống Andon không chỉ đơn thuần là cài đặt phần mềm và lắp đặt thiết bị, mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kế hoạch bài bản. Diễn Đàn ISO cung cấp một hướng dẫn chi tiết từng bước, từ khâu khảo sát, lập kế hoạch, đào tạo nhân viên đến vận hành và bảo trì hệ thống, để đảm bảo dự án thành công. Hệ thống Andon là gì? Thuật ngữ Andon có nguồn gốc xuất phát từ Nhật bản, nơi luôn đặt ra các tiêu chuẩn cải tiến hệ thống lên hàng đầu trong sản xuất. Công ty sản xuất Toyota đã áp dụng thành công và nó được áp dụng rộng rãi ra toàn thế giới. Vậy hệ thống Andon là gì? và vai trò của nó trong sản xuất ra sao hãy đọc tiếp phần phía dưới nhé. Hệ thống Andon là một công cụ phát hiện các bất thường trong quá trình sản xuất, sau đó thông báo ngay lập tức bằng âm thanh, hình ảnh tới nhóm người đang phụ trách khu vực có sự bất thường. Hệ thống Andon System có nhiều hình thức: từ cảnh báo một vị trí sản xuất như một máy sản xuất đến cảnh báo cho nhiều dây chuyền, công đoạn; từ cảnh báo đơn giản bằng đèn/chuông cho đến các dạng bảng phức tạp. Đặc điểm chung của tất cả các dạng là hệ thống cảnh báo sản xuất về tình trạng sản xuất theo thời gian thực ở khu vực được theo dõi. Vai trò của hệ thống Andon trong sản xuất: Cảnh báo ngay đến các vấn đề khi chúng xảy ra trong quá trình sản xuất. Cung cấp một cơ chế đơn giản và nhất quán để truyền đạt thông tin trên sàn nhà máy. Khuyến khích phản ứng ngay lập tức đối với các vấn đề về chất lượng, thời gian ngừng hoạt động và an toàn. Nâng cao trách nhiệm giải trình của người vận hành bằng cách tăng cường trách nhiệm của họ đối với sản xuất “tốt” và trao quyền cho họ hành động khi có vấn đề xảy ra. Nâng cao khả năng của người giám sát để nhanh chóng xác định và giải quyết các vấn đề sản xuất. Andon System mang lại nhiều lợi ích cho nhà máy trong sản xuất và công tác quản lý. Trong sản xuất, hệ thống Andon đảm bảo an toàn sản xuất cho người và kéo dài tuổi thọ thiết bị sử dụng. Hệ thống Andon cũng ngăn sản phẩm lỗi đến tay khách hàng, đồng thời tránh để xảy ra hiện tượng sai sót hàng loạt trên nhiều sản phẩm. Thêm nữa, người hỗ trợ khi nhận biết có sự cố, họ biết chính xác cần đến khu vực nào và giải quyết vấn đề gì, tiết kiệm thời gian khắc phục sự cố. Tuy nhiên, hệ thống Andon không có cơ chế tự khắc phục những sự cố, nó chỉ có nhiệm vụ thông báo và cần phải được sự tương tác của các bộ phận liên quan khác như bảo trì, bộ phận nguyên liệu, bộ phận QC,… để tránh các thông báo này trong vận hành tiếp theo bắt buộc bộ phận liên quan phải khắc phục. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO CHUẨN CỦA HỆ THỐNG ANDON Một hệ thống Andon hoàn chỉnh thường được cấu tạo từ bốn bộ phận chính, mỗi thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và phản hồi nhanh chóng các vấn đề trên dây chuyền sản xuất. 1. Thiết bị hiển thị Thiết bị hiển thị (Andon Display) đảm nhận nhiệm vụ truyền tải tình trạng hoạt động của dây chuyền sản xuất một cách trực quan. Các bảng đèn hoặc bảng điện tử sẽ phát tín hiệu cảnh báo ngay lập tức khi có sự cố, giúp người quản lý nhanh chóng xác định và xử lý điểm phát sinh lỗi. Những thiết bị này thường được bố trí tại các trạm làm việc chính và có thể tích hợp với hệ thống phần mềm giám sát để cập nhật thông tin liên tục và chính xác. 2. Bộ điều khiển trung tâm Đây là “bộ não” của hệ thống Andon. Bộ điều khiển có nhiệm vụ kết nối, điều phối và xử lý dữ liệu từ các thiết bị cảm biến và hiển thị. Ngoài chức năng điều khiển đèn báo, còi hoặc các thiết bị ngoại vi, nó còn ghi lại lịch sử sự cố, phân tích dữ liệu sản xuất và có thể tích hợp thêm các chức năng quản lý như: theo dõi tiến độ sản xuất, quản lý nhân lực, thiết bị và chất lượng sản phẩm. 3. Thiết bị cảm biến Các loại cảm biến trong hệ thống Andon có nhiệm vụ thu thập thông tin từ dây chuyền sản xuất. Có thể kể đến như: cảm biến nhiệt độ, áp suất, rung động, ánh sáng, tiếp xúc,… Những cảm biến này được lắp đặt tại các vị trí trọng yếu để giám sát liên tục điều kiện vận hành. Thông tin từ cảm biến sẽ được gửi về bộ điều khiển để xử lý và đưa ra cảnh báo nếu phát hiện bất thường. 4. Phần mềm giám sát Phần mềm giám sát cho phép người dùng theo dõi tình trạng sản xuất theo thời gian thực trên máy tính hoặc thiết bị di động. Từ đó, nhà quản lý có thể nắm rõ hiệu suất thiết bị, các sự cố phát sinh, thời gian phản hồi của công nhân và nhiều chỉ số quan trọng khác. Nhờ vào dữ liệu trực quan và đầy đủ, phần mềm hỗ trợ tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả vận hành tổng thể. >>Xem thêm: just-in-time là gì LƯU Ý KHI TRIỂN KHAI ANDON 1. Hiểu đúng về chức năng của Andon System Andon chỉ cảnh báo lỗi, không tự sửa chữa sự cố. Hệ thống hỗ trợ thông tin trạng thái sản xuất nhưng không thay thế hoàn toàn cho giao tiếp trực tiếp giữa công nhân và quản lý. 2. Lựa chọn giải pháp và thiết bị phù hợp Doanh nghiệp cần xác định rõ sẽ sử dụng hệ thống Andon không dây (Wireless Andon) hay theo dây chuyền (Andon Line), cũng như chọn loại thiết bị phù hợp (đèn Andon một màu, tháp đèn LED…). 3. Xây dựng quy trình vận hành rõ ràng Thiết lập các tình huống cần cảnh báo, quy trình phản ứng khi có sự cố và kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để duy trì hiệu quả hệ thống. 4. Đào tạo nhân viên Đảm bảo tất cả công nhân và quản lý được đào tạo bài bản để sử dụng hệ thống hiệu quả và ứng phó linh hoạt với các tình huống khẩn cấp