Loading...

Jidoka Là Gì? Tại Sao Quan Trọng Trong Triển Khai LEAN - Giải Mã

Thảo luận trong 'Mua và bán linh tinh' bắt đầu bởi diendaniso321, 29/4/25 lúc 18:16.

  1. diendaniso321

    diendaniso321 Member

    Tham gia ngày:
    Thứ sáu
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    7
    Giới tính:
    Nam
    Diễn đàn ISO sẽ giải mã tầm quan trọng của Jidoka trong quá trình triển khai LEAN. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích và ứng dụng thực tế mà Jidoka mang lại.
    [​IMG]

    Jidoka là gì?
    Jidoka là gì? Jidoka, trong tiếng Nhật có nghĩa là “Tự động hóa”, là một nguyên tắc trong sản xuất tinh gọn. Theo đó, máy móc sẽ tự động ngừng hoạt động khi phát hiện ra sự cố bất thường và công nhân sẽ cố gắng khắc phục lỗi này để ngăn chặn nó tái diễn trong tương lai.

    Về nghĩa đen, Jidoka có nghĩa là tự động hóa với sự can thiệp của con người. Đây là một trụ cột quan trọng trong Hệ thống sản xuất Toyota (TPS), bên cạnh trụ cột Just In Time (JIT). Khái niệm này là sự kết hợp giữa trí thông minh của con người và máy móc giúp công nhân vận hành một lúc nhiều máy móc với ít công sức nhất. Điều này thúc đẩy công ty tăng trưởng lợi nhuận do năng suất làm việc tăng lên.

    Nguồn gốc lịch sử của Jidoka
    Khái niệm Jidoka được khởi xướng bởi Sakichi Toyoda (Nhà sáng lập Toyota) vào năm 1987 khi ông đang hoàn thiện máy dệt Toyota. Vào thời điểm đó, công ty của ông không phải là nhà sản xuất ô tô mà là nhà sản xuất máy dệt may.

    Ở Nhật Bản, máy dệt tự động của Sakichi Toyoda mang tính cách mạng vì nó có một tính năng đặc biệt. Tính năng này giúp tự động dừng máy dệt nếu sợi ngang trong thoi bị đứt hoặc hết, ngăn ngừa các lỗi trên vải dệt.

    Nhờ tính năng này, công nhân không cần phải liên tục kiểm tra, theo dõi máy dệt để tránh lỗi trên vải. Trong nhà máy sử dụng máy dệt tự động, một công nhân có thể chịu trách nhiệm cho nhiều máy cùng lúc. Điều này giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công và hiệu quả làm việc tăng lên đáng kể.

    Nguyên tắc Jidoka trong sản xuất tinh gọn
    Trong quản lý sản xuất, Jidoka được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: phát hiện, dừng sản xuất, phản ứng, phòng ngừa. Nắm vững những yếu tố cơ bản này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tắc và cách áp dụng nó vào các hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất hiện đại.
    Phát hiện bất thường
    Mọi thiết bị cần được tích hợp tính năng phát hiện lỗi. Bên cạnh đó, cần có một hệ thống cảnh báo để thông báo về bất kỳ sự bất thường nào được phát hiện, chẳng hạn như lỗi sản phẩm, lỗi nguyên vật liệu hay máy móc bị hỏng hóc.
    Dừng sản xuất
    Khi phát hiện sự cố bất thường, máy móc cần có khả năng tự động dừng hoạt động để ngăn chặn ngay nó lại. Công nhân cũng cần có những biện pháp thủ công để dừng sản xuất trong trường hợp họ phát hiện ra bất kỳ sản phẩm nào đang không đạt tiêu chuẩn.
    [​IMG]
    Khắc phục sự cố
    Lúc này, công nhân cần đánh giá lại tinh hình và kêu gọi hỗ trợ từ các bên liên quan nếu cần thiết. Các biện pháp khắc phục cần được thực hiện ngay lập tức trong một khoảng thời gian được định sẵn. Sau đó, họ cần ra quyết định xem có nên tiếp tục sản xuất nữa hay không.

    Phòng ngừa tái diễn
    Nếu sự cố được xử lý một cách nhanh chóng và tiếp tục được sản xuất, các nhà quản lý cần xem xét lại vấn đề để đưa ra các giải pháp dài hạn. Trường hợp vượt quá khung thời gian quy định và sự cố vẫn tiếp diễn, một đội chuyên trách sẽ tiến hành điều tra để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn
    >>Xem thêm: DMAIC là gì?

    LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CẢ JIDOKA TRONG SẢN XUẤT
    Những lợi ích của Jidoka
    • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Nhờ khả năng phát hiện nhanh chóng các lỗi sai, Jidoka có thể giúp giảm thiểu đáng kể các sản phẩm bị lỗi từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm một cách đồng đều nhất.
    • Tăng hiệu quả vận hành: Với việc sử dụng Jidoka cùng với các công cụ khác có thể giúp đơn giản hóa các nhiệm vụ, thúc đẩy quy trình làm việc liền mạch và giảm thiểu thời gian thực hiện.
    • Lực lượng lao động được trao quyền: Hệ thống Jidoka giúp trao quyền cho công nhân giải quyết các vấn đề nhanh chóng, khuyến khích tinh thần trách nhiệm và tăng tính tự chủ, sáng tạo trong công việc.
    Một số hạn chế của Jidoka
    • Thách thức triển khai ban đầu: Tích hợp Jidoka vào hệ thống hoạt động của doanh nghiệp dễ gặp phải một số khó khăn như ứng dụng công nghệ mới và sự thích nghi của công nhân.
    • Yêu cầu về nguồn lực: Để triển khai Jidoka có hiệu quả, doanh nghiệp thời gian đầu có thể sẽ cần đầu tư vào máy móc tiên tiến và khá tốn kém. Điều này có thể làm tăng chi phí vận hành trong ngắn hạn.