Loading...

Tiêu chuẩn SOC 2: Hệ thống Báo cáo về kiểm soát rủi ro

Thảo luận trong 'Mua và bán linh tinh' bắt đầu bởi sqccertificationvn, 7/7/25 lúc 16:49.

  1. sqccertificationvn

    sqccertificationvn Member

    Tham gia ngày:
    26/6/25
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    7
    Giới tính:
    Nam
    Web:
    Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, khi doanh nghiệp ngày càng dựa vào internet và dữ liệu để vận hành, bảo vệ thông tin khách hàng không còn là lựa chọn – mà là một yêu cầu bắt buộc. Không chỉ cần đảm bảo an toàn cho hệ thống nội bộ, các doanh nghiệp còn phải giám sát chặt chẽ các bên thứ ba – đặc biệt là nhà cung cấp dịch vụ công nghệ – nhằm ngăn chặn rủi ro từ bên ngoài.

    Để hỗ trợ cho quá trình này, tiêu chuẩn SOC 2, do Hiệp hội Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA) phát triển, đã ra đời. Đây là một khung đánh giá toàn diện về kiểm soát nội bộ liên quan đến an toàn thông tin, bao gồm 5 tiêu chí: bảo mật, tính sẵn sàng, toàn vẹn trong xử lý, bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư.

    [​IMG]

    Trong bài viết này, SQC Certification sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về SOC 2 – tiêu chuẩn quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin, bảo vệ dữ liệu và đáp ứng kỳ vọng từ khách hàng cũng như đối tác toàn cầu.

    TIÊU CHUẨN SOC 2 LÀ GÌ?

    SOC 2 (viết tắt của Service Organization Control 2) là một tiêu chuẩn kiểm toán do AICPA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Hoa Kỳ) phát triển, nhằm đánh giá mức độ kiểm soát nội bộ của các tổ chức cung cấp dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin và điện toán đám mây.

    Nói một cách cơ bản, thì bộ tiêu chuẩn SOC2 có bao gồm 5 nguyên tắc để đánh giá độ tin cậy về dịch vụ quản lý dữ liệu khách hàng. Mục tiêu của SOC2 là đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ quản lý dữ liệu sẽ bảo mật cả thông tin của công ty lẫn khách hàng của công ty đó.

    ĐÁNH GIÁ SOC 2 LÀ GÌ?

    Có thể thấy được với một số bộ tiêu chuẩn về bảo mật an toàn thông tin có nhiều yêu cầu khá nghiêm ngặt như tiêu chuẩn ISO 27001PCI DSS. Những yêu cầu của tiêu chuẩn SOC 2 lại không như vậy:

    Báo cáo đánh giá và chứng nhận là duy nhất đối với mỗi tổ chức. Mỗi công ty thiết kế các biện pháp kiểm soát riêng để tuân thủ Tiêu chí dịch vụ tin cậy của mình.

    Sau đó, một đánh giá viên độc lập sẽ được xử xuống tổ chức để xác minh xem các biện pháp kiểm soát của công ty có đáp ứng các yêu cầu của SOC 2 hay không.

    Sau khi đánh giá thì sẽ có một báo cáo đánh giá được đưa ra về mức độ tuân thủ của hệ thống và quy trình của công ty với SOC 2. Mọi tổ chức hoàn tất đợt kiểm toán SOC 2 đều nhận được báo cáo, bất kể họ có vượt qua đợt kiểm toán hay không. Tùy sự đáp ứng của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có kết quả đánh giá như sau:

    • Không đủ điều kiện: Công ty đã vượt qua cuộc đánh giá.
    • Đạt yêu cầu: Công ty đã vượt qua, nhưng có một số lĩnh vực cần chú ý.
    • Nhược điểm: Công ty không vượt qua được cuộc đánh giá.
    • Tuyên bố từ chối đưa ra ý kiến: Đánh giá viên không có đủ thông tin để đưa ra kết luận công bằng.
    ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN SOC 2

    Tiêu chuẩn SOC 2 được thiết kế dành riêng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan đến việc xử lý dữ liệu khách hàng, đặc biệt trong môi trường công nghệ số và điện toán đám mây. Những đối tượng phù hợp để áp dụng SOC 2 bao gồm:

    • Doanh nghiệp công nghệ và SaaS (Software as a Service):
    • Nhà cung cấp dịch vụ đám mây (Cloud service providers):
    • Trung tâm dữ liệu và đơn vị vận hành IT thuê ngoài (Managed IT Services):
    • Tổ chức tài chính, fintech và thanh toán điện tử:
    • Doanh nghiệp BPO, CRM, chăm sóc khách hàng thuê ngoài:
    • Startup và doanh nghiệp mở rộng toàn cầu:
    Hãy để SQC Certification Vietnam giúp doanh nghiệp bạn chạm tới những tiêu chuẩn quốc tế một cách chuyên nghiệp và bền vững.