Bạn đang muốn mở đại lý sơn nhưng không biết số vốn mình cần phải chuẩn bị bao nhiêu là đủ? Bạn không biết các chính sách dành cho đại lý của các hãng như thế nào để lên kế hoạch cho dòng tiền của mình? Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu cho việc kinh doanh của mình? Hãy cùng Meiji trả lời những câu hỏi trên nhé. 1. 5 bước cơ bản mở đại lý sơn Với nhiều bạn, việc mở đại lý sơn cứ thế mà làm, không cần theo tiến trình, lập kế hoạch trước, đến đâu hay đến đó. Tuy nhiên, việc này không hề tốt cho dự án kinh doanh sơn của bạn, và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc quản lý dòng tiền kinh doanh. Để dự án kinh doanh diễn ra thuận lợi, và không bị hụt vốn đầu tư, bạn cần lên kế hoạch và đi theo kế hoạch, để tránh rủi ro. Về cơ bản, việc mở đại lý sơn sẽ diễn ra theo 5 bước sau: Nghiên cứu thị trường mục tiêu Lựa chọn thương hiệu sơn phù hợp Xác định và lên kế hoạch nguồn vốn đầu tư Chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục kinh doanh Nhập sơn và khai trương bán hàng Việc xác định và làm rõ các bước này sẽ giúp bạn tối ưu hóa nguồn vốn và tránh rủi ro dẫn đến cần thêm vốn đầu tư để làm lại. Thứ nhất, về nghiên cứu thị trường, bạn cần xác định rõ thị trường, khách hàng mục tiêu mà bạn đang nhắm tới. Họ có độ tuổi, giới tính, sinh sống ở đâu, họ là người thế nào, họ cần gì ở sản phẩm của bạn. Đối với việc lựa chọn thương hiệu sơn, bạn nên chọn thương hiệu sơn phù hợp với nhu cầu khách hàng và hoàn cảnh của bạn hiện tại. Vì mỗi hãng sẽ có 1 cơ chế riêng dành cho đại lý của mình, bạn nên cân nhắc và xem xét sự phù hợp. Phần này, Meiji sẽ đề cập cụ thể hơn ở mục 2. Xác định và lên kế hoạch nguồn vốn đầu tư. Tất nhiên rồi, đây là việc vô cùng quan trọng để bạn có thể tối ưu hóa dòng tiền của mình. Bạn cần vạch ra chi tiết về các khoản chi tiêu cần thực hiện, và các khoản dự phòng rủi ro cho các khoản mục đó. Tiếp theo là bước chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục kinh doanh. Đúng vậy, việc làm này sẽ giúp bạn có những thỏa thuận hợp lý với nhà cung cấp, cũng như tránh việc bị Cục thuế cho vào danh sách đen. Những thủ tục giấy tờ cần có trước khi mở đại lý sơn đó là giấy phép kinh doanh, hợp đồng với hãng sơn. Và điều hiển nhiên, đăng ký giấy phép kinh doanh cũng sẽ mất 1 khoản phí theo quy định của nhà nước. Và cuối cùng là nhập sơn và khai trương cửa hàng. Thông thường, các nhà cung cấp sẽ hỗ trợ chi phí vận chuyển và mở cửa hàng cho đại lý, nên tùy theo cơ chế của các hãng mà bạn có thể tính toán được số tiền vốn mình cần bỏ ra cho việc này là bao nhiêu. 2. Chính sách mở đại lý sơn của các hãng sơn Mỗi nhà cung cấp/ sản xuất sẽ có những chính sách riêng dành cho đại lý sơn của mình tùy theo thương hiệu đó đang ở đâu, sản phẩm đó như thế nào và những cam kết của đại lý… Nhìn chung, các hãng sơn sẽ có những cơ chế chung như sau: 2.1. Chính sách chung mở đại lý sơn Mở đại lý sơn, điều hiển nhiên mà các đại lý cần phải làm đó là ký kết hợp đồng và cam kết doanh thu một năm (số tiền thu về trong năm). Sau đó, các đại lý sẽ nhập hàng và trưng bày hàng mẫu theo số lượng quy định của nhà cung cấp. Lúc này, đại lý còn được cung cấp thêm bảng màu sơn, catalogue, bảng giá,... Và tùy từng nhà cung cấp sẽ có mức chiết khấu và sự hỗ trợ khác nhau trong quá trình kinh doanh sơn đối với các đại lý. Mức chiết khấu này, tùy từng loại sơn, hãng sơn có thể là 10 - 50% nếu nhận chiết khấu từ nhà sản xuất, 15 - 40% nếu là chiết khấu từ đại lý cấp 1, cấp 2. 2.2. Chính sách dành cho địa lý của Meiji Đối với Meiji, hãng sơn đưa ra các chính sách nếu bạn mở đại lý sơn như sau: – Bảo hộ độc quyền vùng; – Hỗ trợ kinh phí xây dựng cửa hàng; – Hỗ trợ đào tạo chuyên sâu chăm sóc khách hàng; – Hỗ trợ marketing miễn phí; – 100% chi phí vận chuyển được hỗ trợ; – Chế độ du lịch nghỉ dưỡng hàng năm dành cho các địa lý; – Cung cấp gói kích cầu thường xuyên nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho đại lý. 3. Số vốn cần cho mở đại lý sơn là bao nhiêu? 3.1. Vốn nhập hàng ban đầu Đơn nhập hàng ban đầu có thể chi tiêu hết khoản vốn là 80 - 100 triệu đồng. Đây là số vốn bạn bỏ ra để nhập những thùng sơn về mục đích cho việc kinh doanh tạo lợi nhuận sau này. Đây là toàn bộ số tiền bạn sẽ phải trả cho nhà cung cấp khi nhập lô hàng về. Tùy theo chính sách của nhà cung cấp, có thể cho bạn chia nhỏ các đợt để trả tùy vào quá trình đàm phán giữa 2 bên. 3.2. Vốn nợ tồn đọng Việc khách hàng mua hàng và nợ tiền là điều đương nhiên sẽ xảy ra. Nhưng bạn không thể chờ đợi khách trả tiền hết rồi mới nhập tiếp lô hàng tiếp theo. Bạn cần phải bỏ ra 1 số vốn gọi là vốn nợ tồn đọng để giải quyết vấn đề này, có thể là khoảng 50 triệu hoặc hơn. 3.3. Vốn sử dụng cho tài sản cố định Các loại tài sản cố định như tiền lương nhân viên, tiền điện nước, chi phí thuê mặt bằng, chi phí xây dựng cửa hàng… sẽ rơi vào tầm khoảng 60 - 100 triệu 6 tháng. Như vậy, với những thông tin mà Meiji cung cấp, có thể tính toán được, vốn bạn phải bỏ ra ban đầu có thể rơi vào khoảng 200 - 350 triệu để bắt đầu việc kinh doanh sơn của mình. Nếu bạn không đủ vốn, có thể đi vay hoặc tìm đại lý có nhiều chính sách hỗ trợ để giảm các loại chi phí này. Chúc bạn mở đại lý sơn thành công. Cảm ơn đã xem bài chia sẻ! Thông tin chi tiết liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN MEIJI VIỆT NAM Văn phòng giao dịch: 29D2 KĐT Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội Nhà máy sản xuất: Khu công nghiệp Phú Nghĩa – Chương Mỹ - Hà Nội. Điện thoại: 024.2346.1333 Website: https://meijipaint.com.vn/